Cập nhật nhanh Kinh tế vĩ mô: Tháng 5/2024: Lạm phát gây lo ngại nhưng nhập siêu có thể là tín hiệu tích cực
31/05/2024 - 2:08:54 CH- Chỉ số sản xuất công nghiệp – IIP T5/2024: IIP tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% n/n với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6% n/n. 5T2024, IIP tăng 6,8% n/n.
- Vốn đầu tư nước ngoài – FDI T5/2024: giải ngân 1,97 tỷ USD (+9,4% n/n), đăng ký 1,7 tỷ USD (-5,5% n/n). Tính chung 5T2024, giải ngân đạt 8,3 tỷ USD (+7,8% n/n), đăng ký đạt 10 tỷ USD (+32,8% n/n).
- Hoạt động Thương mại: T5/2024, xuất khẩu đạt 32,8 tỷ USD (+12,9% n/n), nhập khẩu 33,8 tỷ USD (+26,1% n/n), thâm hụt 1 tỷ USD. Tính chung 5T2024: thặng dư đạt 7,7tỷ USD với xuất khẩu đạt 156,7 tỷ USD (+15,3% n/n) trong khi nhập khẩu đạt 149,1 tỷ USD (+16,2% n/n).
- Chỉ số lạm phát – CPI T5/2024: tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 4,44% n/n. CPI cơ bản trung bình của T5/2024 ở mức 2,68% n/n. Trung bình trong 5T2024 tăng 4,03% n/n.
- Doanh thu Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng T5/2024: doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 520 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% n/n.
- Vốn thực hiện thuộc Ngân sách Nhà nước đạt 190,6 nghìn tỷ đồng trong 5T2024 (+5,0% n/n, đạt 26,6% kế hoạch).
- Ngân sách Nhà nước 5T2024: Thu ngân sách đạt 898,4 nghìn tỷ đồng (+14,8% n/n, đạt 52,8% kế hoạch). Chi ngân sách đạt 656,7 nghìn tỷ đồng (+0,5% n/n, đạt 31% kế hoạch).
Nhận định của chúng tôi:
- Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hồi phục tích cực trong tháng 5/2024 với những động lực tăng trưởng truyền thống: (1) hoạt động sản xuất công nghiệp liên quan đến các công ty FDI (IIP ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,6% n/n); (2) vốn FDI giải ngân tiếp tục duy trì ổn định (+9,4% n/n); (3) hoạt động XNK tăng mạnh trở lại và hoạt động xuất khẩu hồi phục mạnh mẽ từ nhóm FDI (XK nhóm FDI +10,85% n/n) ; và (4) tăng trưởng khách du lịch trở lại mức trước dịch (khách quốc tế đến Việt Nam 5T2024 tăng 3,9% n/n so với 5T2019 trước dịch và doanh thu bán lẻ từ hoạt động lữ hành tăng hơn 23% n/ntrong 5T2024 sv 5T2019.
- Tuy nhiên sự hồi phục của tổng cầu vẫn còn yếu với nhu cầu tiêu dùng hồi phục chậm khi doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 5/2024 chỉ tăng 8,2% n/n (vẫn tăng trưởng dưới mức trung bình giai đoạn trước dịch là 11%) và tổng thể doanh thu bán lẻ hàng hóa & dịch vụ cũng chỉ tăng 8,7% n/n trong 5T2024, loại các yếu tố giá ra thì chỉ tăng 5,2% n/n.
- Lạm phát tiếp tục là yếu tố đáng lo ngại khi trung bình 5T đã chạm mốc 4% trong khi giá heo hơi đang trong đà tăng (trong 5 tháng đầu năm tăng 40% n/n và giá đã đạt mốc cao nhất kể từ năm 2020). Bên cạnh đó giá xăng dầu cũng khó có xu hướng giảm khi giá dầu thế giới đang rơi vào giai đoạn lực cầu mạnh mùa hè do các hoạt động di chuyển, tiêu dùng và tích trữ cho mùa đông cuối năm. Mặc dù vậy chúng tôi đánh giá lạm phát của Việt Nam vẫn trong có thể đạt mức mục tiêu 4,5% của Chính phủ và Chính phủ sẽ áp dụng nhiều biện pháp điều tiết để hỗ trợ mặt bằng giá ổn định trở lại nếu có sự biến động vượt mức cho phép.
Xem chi tiết trong báo cáo đính kèm bên dưới.