Báo cáo cập nhật Vĩ mô Tháng 1 2025 – KHỞI ĐẦU TÍCH CỰC
12/02/2025 - 1:35:16 ChiềuTIÊU ĐIỂM
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1 tăng 0,6% svck, trong đó ngành chế biến, chế tạo ghi nhận mức tăng khiêm tốn 1,6% svck do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ làm giảm số ngày làm việc so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
- FDI giải ngân trong tháng 01/2025 chậm lại, nhưng FDI đăng ký tăng tốc, tăng 78,7% svck.
- Doanh thu tiêu dùng nội địa và dịch vụ phục hồi rõ nét hơn nhờ dịp lễ tết, tăng 2,7% sv tháng trước và tăng 9,5% svck.
- Hoạt động xuất nhập khẩu chững lại trong tháng 1, nhưng Việt Nam vẫn duy trì xuất siêu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1 đạt 63 tỷ USD, giảm 3,5% svck, xuất siêu 3,1 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, và máy móc đều ghi nhận mức giảm trong tháng 1.
- Lạm phát gia tăng trong tháng 1 chủ yếu do nhu cầu mua sắm và tiêu dùng gia tăng dịp lễ. Cụ thể, lạm phát tháng 1/2025 tăng 3,63% svck, trong đó lạm phát cơ bản tăng 3,1% svck.
- Giải ngân đầu tư công tích cực trong tháng đầu năm, tăng 9,6% svck, thể hiện rõ ý định thúc đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ trong năm nay.
Đánh giá chung: Chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025, mặc dù những diễn biến vĩ mô phức tạp trong những tháng đầu năm, đặc biệt là các chính sách thuế quan của Tổng thống Trump, đã làm gia tăng mức độ bất định của nền kinh tế toàn cầu cũng như tác động đến Việt Nam. Tuy nhiên, việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2025 là một tín hiệu tích cực, cho thấy Việt Nam đang cố gắng tận dụng nội lực để duy trì đà tăng trưởng. Trong bối cảnh môi trường kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, sức bền, khả năng thích ứng và nội lực của nền kinh tế Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm 2025.
Xem chi tiết báo cáo tại các tệp đính kèm bên dưới.