FLASH NEWS 27/06/2025 – Quốc hội thông qua luật hoá Nghị quyết 42/2017
27/06/2025 - 3:48:48 ChiềuNgày 27/06/2025, Quốc hội đã thông qua luật hóa ba nhóm chính sách tại Nghị quyết 42/2017-QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2017-2023, cụ thể:
1. Các TCTD được quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp có thỏa thuận đồng ý giữa khách vay và TCTD.
2. Tài sản của bên phải thi hành án đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu chỉ bị kê biên trong trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc được sự đồng ý của các TCTD.
3. Đối với tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, sau khi hoàn tất thủ tục xác nhận chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý và thi hành án thì cơ quan tiến hành tố tụng hoàn trả vật chứng này cho các TCTD.
Để tránh tình trạng lạm dụng, việc thu giữ tài sản bảo đảm không phải là việc thu giữ đơn phương, vô điều kiện mà phải tuân thủ phạm vi, giới hạn, điều kiện thu giữ. Đồng thời, quy định về trình tự, thủ tục thu giữ, công bằng, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên có nghĩa vụ, TCTD và các bên có liên quan.
NHNN cho biết luật hóa quyền thu giữ TSĐB sẽ giúp quyền lợi của ngân hàng được đảm bảo, từ đó khuyến khích ngân hàng có thêm động lực để cho vay, hạ lãi suất cho vay do giảm chi phí khi phải xử lý nợ, xử lý TSĐB. Khi đó, doanh nghiệp và người dân có điều kiện tiếp cận, huy động vốn với lãi suất hợp lý nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn thí điểm 2017-2023 trước đây, Nghị quyết 42/2017-QH14 đã thể hiện hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Cụ thể:
Nhìn chung, Nghị quyết 42/2017 giúp tăng hiệu quả xử lý nợ xấu gấp 2,5-3 lần so với giai đoạn trước đó. Sau 31/12/2023, nợ xấu tăng trở lại (~734.000 tỷ đồng cuối 2024) một phần do thiếu khung pháp lý xử lý TSĐB. Do đó, việc luật hoá Nghị quyết 42/2017 hứa hẹn sẽ tạo công cụ xử lý TSĐB cho các ngân hàng, nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng, qua đó cải thiện hiệu quả thu hồi nợ xấu của hệ thống ngân hàng.