Kinh nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ – Bài học từ chuyên gia
Làm thế nào để chọn quỹ phù hợp? Nên mua chứng chỉ quỹ khi nào hay khi nào nên bán chứng chỉ quỹ? Đây đều là những mối bận tâm hàng đầu của bất kỳ ai tham gia vào kênh đầu tư này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các kinh nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ để giúp nhà đầu tư tối ưu hóa chiến lược và đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Những kinh nghiệm đầu tư trong bài sẽ được sắp xếp theo trình tự từ bước khởi đầu cho đến giai đoạn thu lợi nhuận. Điều này đặc biệt hữu ích cho các nhà đầu tư mới bắt nhịp và áp dụng hiệu quả hơn.
1. Nghiên cứu kỹ thị trường
Không phải thời điểm nào cũng phù hợp để đầu tư, đặc biệt trong những giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường trước khi bỏ vốn vào bất kỳ loại hình đầu tư nào là nhiệm vụ đầu tiên không thể thiếu. Hiểu được xu hướng chung của thị trường, các yếu tố kinh tế vĩ mô và tình hình ngành nghề liên quan sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn thời điểm đầu tư hợp lý.
Tuy nhiên, thị trường luôn biến động và việc xác định được chu kỳ thị trường hiện tại đang ở giai đoạn nào khá khó khăn đối với nhiều nhà đầu tư. Tốt nhất, bạn nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia phân tích để được định hướng đúng đắn hơn. Bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 555533 hoặc Fanpage Chứng khoán ACB – ACBS để được kết nối với đội ngũ chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, khách hàng mở tài khoản chứng khoán tại ACBS sẽ nhận các báo cáo thị trường chuyên sâu hàng ngày cung cấp bởi trung tâm phân tích ACBS có 25 năm song hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam. Đừng quên theo dõi Fanpage Chứng khoán ACB để trao đổi tin tức thị trường trong tuần cùng các chuyên viên phân tích ACBS trong livestream “Chạm thông tin” mỗi sáng thứ Hai hàng tuần lúc 8h30!

2. Xác định rõ mục tiêu, khẩu vị rủi ro và khả năng tài chính
Sau khi hiểu rõ thị trường, bạn cần xác định mục tiêu đầu tư cụ thể: bạn đang hướng đến tích lũy dài hạn hay mong muốn thu lời nhanh trong ngắn hạn? Song song đó, hãy đánh giá khả năng tài chính cá nhân và xác định mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận.
Việc xác định rõ các yếu tố trên sẽ giúp bạn chọn được loại quỹ phù hợp và xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả. Dưới đây là hai phong cách đầu tư thường gặp:
- Đầu tư ngắn hạn (lướt sóng): Chứng chỉ quỹ (CCQ) được niêm yết trên sàn chứng khoán có thể giao dịch liên tục như cổ phiếu thông thường. Tuy nhiên, CCQ không phải là kênh đầu tư lướt sóng phù hợp với tất cả mọi người vì phí mua/bán rất tốn kém. Hình thức này sẽ phù hợp với người có khả năng phân tích tốt, theo dõi sát sao biến động giá trị quỹ, giao dịch nhạy bén và linh hoạt, tận dụng được cơ hội thị trường để thu lời nhanh chóng.
- Đầu tư dài hạn (các quỹ đầu tư thường cần tối thiểu 1 năm để sinh lời ổn định, trong đó quỹ đóng thường có kỳ hạn 5 đến 10 năm): Phương pháp đầu tư này phù hợp với những người có nguồn vốn ổn định và không cần thu hồi vốn trong thời gian ngắn. Cách tiếp cận này giúp gia tăng lợi nhuận nhờ vào lãi kép và sự phát triển ổn định của thị trường theo thời gian. Ngoài ra, các quỹ sẽ có chính sách ưu đãi phí bán cho những nhà đầu tư nắm giữ CCQ dài hạn, với mức phí giảm đáng kể, thậm chí về 0 tùy theo quy định của từng quỹ.
3. Nắm rõ các loại phí khi đầu tư chứng chỉ quỹ
Một ưu điểm của chứng chỉ quỹ là không yêu cầu số vốn ban đầu quá lớn. Bạn có thể bắt đầu chỉ với 100.000 VNĐ và linh hoạt bổ sung thêm vào quỹ định kỳ theo tháng, quý hoặc năm để gia tăng vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nắm rõ các khoản phí tối thiểu và phí phát sinh khi sở hữu chứng chỉ quỹ để xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và gia tăng lợi nhuận.
Các khoản chi tối thiểu khi đầu tư chứng chỉ quỹ mà nhà đầu tư cần biết gồm:
- Phí quản lý thường niên là phí phải trả cho công ty quản lý quỹ, dao động khoảng 1 – 2% giá trị tài sản ròng (NAV) mỗi tháng.
- Phí trả cho ngân hàng đóng vai trò giám sát quỹ hay dễ hiểu hơn là phí giao dịch chuyển khoản tiền vào tài khoản quỹ đầu tư.
- Thuế thu nhập phát sinh.
- Phí giao dịch khi mua/bán/mua lại/chuyển nhượng các loại chứng chỉ quỹ.
*** Thông tin về các loại phí thường sẽ được đăng tải công khai trên trang web của quỹ đầu tư.
Quỹ đầu tư lý tưởng là quỹ có chi phí thấp nhưng hiệu suất sinh lời cao. Đầu tư vào các quỹ hoạt động hiệu quả như vậy sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và tối đa lợi nhuận thu được.

4. Chọn quỹ đầu tư lớn, uy tín và hiệu suất sinh lời cao
Bản chất đầu tư vào chứng chỉ quỹ là ủy thác vốn cho các chuyên gia của công ty quản lý quỹ. Một quỹ đầu tư uy tín sẽ giúp khoản đầu tư sinh lời ổn định và đảm bảo tính an toàn cho tài sản trong dài hạn.
Dưới đây là các tiêu chí quan trọng giúp đánh giá mức độ uy tín và an toàn của quỹ đầu tư:
- Hiệu suất sinh lời: Xem xét lịch sử hoạt động và theo dõi báo cáo định kỳ để đánh giá hiệu quả đầu tư, mức lợi nhuận và tính ổn định của quỹ.
- Tính pháp lý: Kiểm tra các loại giấy tờ, điều lệ hoạt động và chính sách đầu tư của quỹ để đảm bảo quỹ hoạt động minh bạch và tuân thủ các quy định pháp lý.
- Thời gian hoạt động: Ưu tiên quỹ hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm đối phó tốt với các biến động của thị trường để đảm bảo hiệu suất sinh lời ổn định.
- Mức độ minh bạch: Tất cả thông tin về hoạt động của quỹ bao gồm danh mục đầu tư, các hoạt động đầu tư, kết quả kinh doanh… phải được công ty quản lý quỹ công khai minh bạch trên các phương tiện truyền thông. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi tình trạng sử dụng vốn và đánh giá mức sinh lời thực tế.
- Đội ngũ chuyên gia của quỹ: Quỹ được điều hành bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu thị trường sẽ giúp khoản đầu tư sinh lời hiệu quả và ít gặp rủi ro hơn.
- Chiến lược đầu tư của quỹ: Nhà đầu tư cần tìm hiểu chiến lược đầu tư mà quỹ đang áp dụng để đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu tài chính và khẩu vị rủi ro, bao gồm các thông tin về danh mục tài sản, tỷ lệ phân bổ vốn và mục tiêu đầu tư. Nhà đầu tư có thể chọn quỹ trái phiếu dài hạn để đảm bảo an toàn hoặc chọn quỹ cổ phiếu tập trung vào giao dịch ngắn hạn để tìm kiếm mức lợi nhuận hấp dẫn nhưng đi kèm với đó là rủi ro.
- Chi phí đầu tư: Các loại phí thường gặp khi đầu tư chứng chỉ quỹ bao gồm phí quản lý thường niên, phí trả cho ngân hàng giám sát, phí thực hiện giao dịch và thuế thu nhập phát sinh. Nhà đầu tư cần tránh các quỹ có phí quá cao hoặc quá thấp vì có thể làm giảm lợi nhuận và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

5. Chọn quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu và khẩu vị rủi ro
Trên thị trường có nhiều loại quỹ đầu tư như quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng, quỹ hoán đổi danh mục. Do đó, nhà đầu tư cần nghiên cứu và lựa chọn một quỹ đầu tư tốt và phù hợp với mục tiêu cá nhân.
- Xác định rõ mục tiêu tài chính cá nhân: Nhà đầu tư muốn tập trung vào mục tiêu tăng trưởng vốn, tạo nguồn thu định kỳ hay muốn sự an toàn cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.
- Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của quỹ: Đánh giá hiệu suất đầu tư, tỷ suất sinh lời của quỹ, đồng thời tìm hiểu mục tiêu và chiến lược đầu tư của đội ngũ quản lý quỹ.
- Đánh giá mức độ phù hợp giữa mục tiêu cá nhân với quỹ đầu tư: Phân tích mức độ rủi ro có thể chấp nhận để đảm bảo sự phù hợp với lợi nhuận kỳ vọng.
6. Đa dạng danh mục đầu tư chứng chỉ quỹ
Việc đặt toàn bộ vốn vào một quỹ duy nhất tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi thị trường biến động hoặc quỹ gặp vấn đề tài chính như nợ hoặc phá sản. Thay vào đó, nhà đầu tư nên phân bổ vốn vào nhiều loại chứng chỉ quỹ khác nhau. Cách tiếp cận này tạo ra nhiều cơ hội sinh lời hơn và bảo vệ tài sản trước biến động thị trường.
7. Mua chứng chỉ quỹ khi giá NAV/CCQ giảm
Nên mua chứng chỉ quỹ vào thời điểm nào? Thời điểm thích hợp để đầu tư chứng chỉ quỹ là khi NAV/CCQ giảm (Chỉ số NAV/CCQ – Giá trị tài sản thuần/chứng chỉ quỹ là giá của chứng chỉ quỹ). Trong giai đoạn thị trường điều chỉnh, giá CCQ thường giảm, đây là cơ hội để nhà đầu tư mua vào với mức giá hấp dẫn.
Tuy nhiên, không phải mọi đợt giảm giá đều là thời điểm thích hợp để mua, vì: Giá NAV/CCQ có thể giảm do rủi ro nội tại của quỹ (chiến lược đầu tư kém hiệu quả, thay đổi đội ngũ quản lý…).
Do đó, nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố sau trước khi đưa ra quyết định mua CCQ:
- Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và quỹ dự phòng rủi ro.
- Hiểu rõ cơ chế vận hành của quỹ, nâng cao kỹ năng phân tích thị trường, biết cách xác định thời điểm cắt lời và chốt lỗ, tận dụng biến động giá để mua/bán CCQ.
- Xác định loại chứng chỉ quỹ phù hợp với kỳ vọng và chiến lược đầu tư.
- Đánh giá nguyên nhân giảm giá và triển vọng tăng trưởng trong dài hạn của quỹ.
8. Bán chứng chỉ quỹ khi lợi nhuận đã đạt hoặc vượt mức kỳ vọng
Thời điểm bán chứng chỉ quỹ phù hợp? Trước khi bán chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư nên so sánh mức lợi nhuận ở thời điểm đó với kỳ vọng ban đầu. Nếu mức lợi nhuận đã đạt hoặc vượt kỳ vọng thì đây chính là thời điểm thích hợp để bán chứng chỉ quỹ. Nếu con số hiện tại vẫn chưa đạt đến mức lợi nhuận mục tiêu thì nên cân nhắc duy trì quỹ thêm một thời gian nữa và tiếp tục theo dõi.
Một số lưu ý quan trọng cho nhà đầu tư khi tìm cơ hội bán chứng chỉ quỹ:
- Tránh bán vội khi thị trường biến động nhẹ: Nếu giá trị quỹ giảm cũng không nên vội vàng bán tháo. Hãy đánh giá khả năng phục hồi của thị trường và kiên nhẫn chờ đợi thời cơ tăng trưởng trở lại, từ đó tránh được tình trạng bán lỗ.
- Phí bán phụ thuộc thời gian nắm giữ: Khi bán CCQ, nhà đầu tư phải trả phí bán. Mức phí này cao hay thấp tùy thuộc thời gian nắm giữ CCQ. Thông thường, phí mua bán CCQ sẽ giảm đáng kể khi NĐT nắm giữ trên 365 ngày (biểu phí cụ thể được quy định rõ và cập nhật công khai trên website của từng đơn vị quản lý quỹ). Do đó, nhà đầu tư nên xem xét thời điểm bán phù hợp để tránh phải trả phí bán cao.

9. Theo dõi, đánh giá định kỳ và điều chỉnh danh mục đầu tư nếu cần
Trong suốt quá trình đầu tư chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cần phải giám sát danh mục đầu tư thường xuyên nhằm đảm bảo quỹ hoạt động tốt và tối ưu hiệu quả tài chính.
- Theo dõi các báo cáo hoạt động định kỳ từ quỹ để nắm rõ tình hình đầu tư.
- Phân tích xu hướng thị trường để đưa ra quyết định mua hoặc bán kịp thời, bảo vệ và gia tăng giá trị tài sản.
- Điều chỉnh danh mục đầu tư để phù hợp với bối cảnh thị trường và mục tiêu tài chính cá nhân.
10. Kiên nhẫn với chiến lược đầu tư dài hạn
Các quỹ thường cần ít nhất 1 năm để tối ưu hóa lợi nhuận theo thời gian. Do đó, chứng chỉ quỹ là sản phẩm tài chính phù hợp với chiến lược đầu tư dài hạn, không mang tính chất lướt sóng như cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư vì thiếu kiên nhẫn mà vội vàng bán ra để chốt lời sớm, điều này không chỉ khiến họ mất thêm phí giao dịch mà còn có nguy cơ bỏ lỡ đà tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Chiến lược đầu tư của nhà đầu tư nên có sự đồng hành của các chuyên gia tài chính để nhận định đúng tình hình thị trường. Hãy theo dõi Fanpage Chứng khoán ACB – ACBS để cập nhật tin tức thị trường chứng khoán trong livestream “Chạm thông tin” phát sóng vào mỗi sáng thứ Hai hàng tuần. Ngay trong phiên live, bạn được đặt câu hỏi và đội ngũ chuyên viên phân tích của ACBS sẽ giải đáp và tư vấn chi tiết.
Mở tài khoản chứng khoán tại đây để học cách đầu tư bài bản, tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cùng chuyên gia tài chính. Kết nối với ACBS qua Hotline 028 7303 7979 hoặc Fanpage Chứng khoán ACB – ACBS để được tư vấn trực tiếp.